Ngày 11/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2024/NĐ-CP quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chúc tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô.

2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nghị định quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%; Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%; Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 2%; Nhóm 3: 25%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Mức trích lập dự phòng chung

Đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây:

- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;

- Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

- Khoản mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước;

- Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;

- Các khoản nợ khác phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4 (không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật).

Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro

Trong 7 ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề căn cứ nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn giữa:

Nhóm nợ theo kết quả tự phân loại nợ cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và

Nhóm nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất.

Nghị định nêu rõ đối với tháng đầu tiên của quý, trong 03 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ kết quả phân loại nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề và thể hiện số tiền trích lập dự phòng rủi ro này trên báo cáo tài chính cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.

Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau: Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 7 năm 2024.

Thái Công
(Nguồn: Nghị định số 86/2024/NĐ-CP ngày 11/7/2024 của Chính phủ)

Share with friends

Bài liên quan

GỠ NÚT THẮT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CHO HỢP TÁC XÃ
LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC, THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
NGÀY SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI 26/4/2025 - ĐỂ SỞ HỮU TRÍ TUỆ KHÔNG CÒN LÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ TIÊU DÙNG - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN ĐẠI
NHỮNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI
CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VIỆC GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT NĂM 2024
QUY ĐỊNH VỀ CANH TÁC TRÊN VÙNG CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
TỈNH ĐỒNG NAI BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH NĂM 2025 VÀ 2026
KHUYẾN KHÍCH TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
HỘI NGHỊ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ NHƠN TRẠCH
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC XÃ QUỐC GIA NĂM 2025 - THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT XANH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỒNG NAI CÓ 02 HỢP TÁC Xà ĐƯỢC TÔN VINH TOP 100 “NGÔI SAO HỢP TÁC XÔ NĂM 2025
KHỞI ĐỘNG CHỢ SẢN PHẨM TRỰC TUYẾN VCAMART: “CÁNH CỬA MỞ” CHO HỢP TÁC XÃ BƯỚC VÀO THỜI ĐẠI SỐ
DỰ KIẾN HỢP NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI VÀ TỈNH BÌNH PHƯỚC, LẤY TÊN LÀ TỈNH ĐỒNG NAI, TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH ĐẶT TẠI TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
TỈNH ĐỒNG NAI TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2025
KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NGÀY CÀNG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC VÀO GDP CỦA CẢ NƯỚC
HƯỚNG DẪN ĐỊNH DANH HỢP TÁC XÃ TRÊN VNEID
ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT NĂM 2025

HÌNH ẢNH NỔI BẬT

VIDEO NỔI BẬT

Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai sơ kết 6 tháng đầu năm 2022
Kinh tế tập thể, hợp tác xã hợp tác liên kết phát triển

LIÊN KẾT

Cơ sở dữ liệu Kinh tế tập thể
Liên minh Hợp tác xã Đồng Nai
Liên Minh HTX Việt Nam
Tỉnh Đồng Nai
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai