Ngày 10/4/2025, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 31/2025/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Quy định này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất sản phẩm cây trồng hữu cơ (gọi tắt là cơ sở); tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến canh tác hữu cơ trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Vùng canh tác hữu cơ

Vùng canh tác hữu cơ bao gồm vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ không tập trung theo khoản 3 Điều 1 của Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 28/9/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030; Vùng canh tác hữu cơ phải có vùng đệm dễ dàng nhận diện, chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào chiều cao của cây trồng trong khu vực sản xuất thông thường, nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý theo địa hình và điều kiện khí hậu từng vùng; Các cây trồng trong vùng đệm không được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.

Quản lý đất

Chọn vùng canh tác hữu cơ đảm bảo các tiêu chí tại điểm a khoản 3 Điều 1 Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 28/9/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 -2030 như sau:

Tiêu chí 1: Vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ tập trung là vùng được quy hoạch, ổn định lâu dài; quy mô tối thiểu là trọn ranh giới một xã để có điều kiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thụật phục vụ sản xuất, phát triển hợp tác xã (gọi tắt: HTX) thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, thực hiện liên doanh, liên kết và thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kiểm tra giám sát và chứng nhận các sản phẩm hữu cơ.

Tiêu chí 2: Vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ phải đảm bảo cách xa các nguồn gây ô nhiễm; trong đó, cụ thể là chỉ bố trí vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các địa phương có mật độ dân số <400 người/km2; không có các khu công nghiệp tập trung và trục đường giao thông lớn.

Tiêu chí 3 (Môi trường đất, nước): Vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ phải được lấy mẫu phân tích môi trường đất, môi trường nước; kết quả phân tích mẫu đất và nước phải nằm trong giới hạn cho phép quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2023/BTNMT về chất lượng đất, QCVN 08:2023/BTOMT về chất lượng nước mặt và QCVN 09:2023/BTNMT về chất lượng nước dưới đất.

Tiêu chí 4 (Mức độ thích nghi, tính cạnh tranh của cây trồng, vật nuôi): Địa bàn bố trí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm sinh lý và sinh thái của cây trồng; đồng thời phải có khả năng cạnh tranh về hiệu quả kinh tế, xã hội với các cây khác trên cùng địa bàn; ưu tiên lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi bản địa, thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ.

Tiêu chí 5 (Hiện trạng sử dụng đất): Ưu tiên phát triển tại các vùng hiện đang sản xuất các sản phẩm chủ lực; đã hình thành các khu vực sản xuất theo hướng hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP, có các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Các vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng; có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm để đầu tư sản xuất hữu cơ gắn với phát triển các sản phẩm OCOP.

Tiêu chí 6: Vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải là vùng đã được quy hoạch sử dụng đất các cấp xác định là vùng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và thuận tiện cho mở rộng diện tích ở các giai đoạn sau; nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm đến khu vực sản xuất hữu cơ.

Đối với các điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ không tập trung: Có thể không đáp ứng các tiêu chí 1, 2 và 6 nhưng phải đáp ứng tiêu chí 3, 4 và 5; đồng thời phải có sự đăng ký của chủ cơ sở sản xuất.

Đất canh tác trong vùng canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2023/BTNMT về chất lượng đất.

Đất canh tác hữu cơ phải đảm bảo duy trì hoặc tăng cường độ phì và tính chất của đất, cải tạo, bảo vệ đất; áp dụng các biện pháp canh tác phòng, chống xói mòn đất, thoái hóa, ô nhiễm đất và các rủi ro cho đất.

Đối với việc trồng nấm, giá thể phải làm từ vật liệu là sản phẩm hữu cơ hoặc vật liệu tự nhiên không sử dụng hoá chất.

Quản lý nước

Nước sử dụng trong vùng canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2023/BTNMT về chất lượng nước mặt, QCVN 09:2023/BTNMT về chất lượng nước dưới đất.

Sử dụng nước tưới cho cây trồng hợp lý theo từng giai đoạn, theo nhu cầu của từng cây trồng và tránh lãng phí; áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước để tránh bị ô nhiễm, thất thoát nước; Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài do nguồn nước thì bên ngoài vùng đệm tạo một bờ đất hoặc rãnh thoát nước triệt để nhằm tránh nước xâm lấn, ô nhiễm vào khu vực sản xuất hữu cơ.

Quản lý trang thiết bị

Trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu sử dụng trong canh tác hữu cơ; máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, tưới tiêu, thu hoạch, sơ chế, bảo quản phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng; được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; Các thiết bị phòng, chống sinh vật gây hại đã sử dụng trong sản xuất thông thường không được sử dụng trong sản xuất hữu cơ.

Quản lý vật tư đầu vào

Về giống cây trồng

Không sử dụng hạt giống, vật liệu nhân giống từ cây trồng biến đổi gen; ưu tiên sử dụng giống cây trồng được sản xuất hữu cơ (giống hữu cơ); trường hợp không có sẵn giống hữu cơ thì sử dụng giống thu được từ giống cây trồng thông thường sau khi canh tác theo phương thức hữu cơ ít nhất một vụ đối với cây hàng năm, ít nhất hai vụ thu hoạch đối với cây lâu năm; Khuyến khích sử dụng giống cây trồng bản địa; trường hợp không có giống cây trồng bản địa thì sử dụng giống cây trồng theo quy định quản lý về giống cây trồng, có nguồn gốc rõ ràng.

Sử dụng hạt giống không qua xử lý hoặc xử lý bằng phương pháp vật lý, sinh học; nếu phải xử lý bằng hóa chất thì các chất đó phải được nêu trong bảng Bảng A2, phụ lục A Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-2:2017 về nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ ban hành kèm theo Quyết định số 3883/QĐ- BKHCN ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa chất nằm ngoài bảng A2, phụ lục A TCVN 11041-2:2017 thì phải loại bỏ các chất đó khỏi giống cây trồng trước khi sử dụng.

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư đầu vào

Phân bón, chất cải tạo đất, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư đầu vào khác sử dụng trong canh tác hữu cơ chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết, phải đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng liên quan hoặc được sản xuất từ các nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ theo quy định tại phụ lục A TCVN 11041-2:2017.

Khuyến khích sử dụng phân bón được lấy từ các sản phẩm phụ từ trồng trọt, chăn nuôi đã được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ, qua xử lý đảm bảo làm phân bón; Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp; chất diệt cỏ, sinh vật biến đổi gen, chất kích thích sinh trưởng cây trồng.

Quản lý sinh vật gây hại

Áp dụng các biện pháp thực hiện luân canh cây trồng, quản lý dinh dưỡng đối với đất và cây trồng; Sử dụng biện pháp vật lý như vệ sinh vườn để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại; lấp đất diệt nhộng; dùng vợt, bẫy dính, bẫy ánh sáng để bắt côn trùng gây hại; Sử dụng loài, giống cây trồng có khả năng kháng các loài sinh vật gây hại phổ biến và thích nghi với môi trường; Bảo vệ các loài thiên địch của sinh vật gây hại qua việc tạo môi trường sống thuận lợi: Phóng thích các loài thiên địch, cây dẫn dụ thiên địch; dùng bẫy, rào chắn, ánh sáng, nhiệt độ và tiếng động.

Sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật, chất khoáng hoặc chế phẩm sinh học không chứa các chất tổng hợp để kiểm soát sinh vật gây hại; được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nêu trong tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc với sản phẩm cây trồng hữu cơ.

Sử dụng biện pháp sinh học: Dùng bẫy bả sinh học, nuôi thả và bảo vệ thiên địch, trồng cây dẫn dụ hoặc cây xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng vi sinh vật và chế phẩm sinh học nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041 -2:2017 cũng như các chế phẩm thực vật tự nhiên khác.

Về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

Thực hiện theo quy trình sản xuất đã được quy định cho mỗi loài cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã được công nhận theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, phù hợp với thực tiễn sản xuất, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, năng lực của người sản xuất

Thu hoạch, sơ chế sản phẩm

Quá trình thu hoạch, sơ chế phải đảm bảo không bị dập nát, ảnh hưởng mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và không trộn lẫn sản phẩm cây trồng hữu cơ theo TCVN 11041-2:2017 với sản phẩm cây trồng không theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Không sử dụng các công nghệ có hại cho việc trồng, chăm sóc cây trồng hữu cơ; sản phẩm, vật tư, nguyên liệu có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; bức xạ ion hóa (chiếu xạ) để kiểm soát sinh vật gây hại; Quá trình chế biến phải tuân thủ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và đáp ứng các quy định khác có liên quan.

Bảo quản sản phẩm hữu cơ

Vật dụng bảo quản sản phẩm hữu cơ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng đảm bảo theo quy định tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; Kho chứa sản phẩm cây trồng hữu cơ được bảo quản rời, phải tách biệt với kho chứa sản phẩm cây trồng không hữu cơ và phải được nhận diện.

Khu vực bảo quản và các phương tiện vận chuyển sản phẩm cây trồng hữu cơ phải được làm sạch bằng các phương pháp và vật liệu được phép dùng trong sản xuất hữu cơ; đối với các chất làm sạch, chất khử trùng có thể tiếp xúc với thực phẩm chỉ sử dụng các chất được cho phép theo quy định tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Quyết định số 31/2025/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2025.

(Nguồn: Quyết định số 31/2025/QĐ-UBND ngày 10/4/2025 của UBND tỉnh Đồng Nai)

 

Thái Công

Share with friends

Bài liên quan

CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VIỆC GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT NĂM 2024
TỈNH ĐỒNG NAI BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH NĂM 2025 VÀ 2026
KHUYẾN KHÍCH TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
HỘI NGHỊ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ NHƠN TRẠCH
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC XÃ QUỐC GIA NĂM 2025 - THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT XANH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỒNG NAI CÓ 02 HỢP TÁC Xà ĐƯỢC TÔN VINH TOP 100 “NGÔI SAO HỢP TÁC XÔ NĂM 2025
KHỞI ĐỘNG CHỢ SẢN PHẨM TRỰC TUYẾN VCAMART: “CÁNH CỬA MỞ” CHO HỢP TÁC XÃ BƯỚC VÀO THỜI ĐẠI SỐ
DỰ KIẾN HỢP NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI VÀ TỈNH BÌNH PHƯỚC, LẤY TÊN LÀ TỈNH ĐỒNG NAI, TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH ĐẶT TẠI TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
TỈNH ĐỒNG NAI TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2025
KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NGÀY CÀNG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC VÀO GDP CỦA CẢ NƯỚC
HƯỚNG DẪN ĐỊNH DANH HỢP TÁC XÃ TRÊN VNEID
ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT NĂM 2025
HƯỚNG DẪN CÁCH NỘP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRỰC TUYẾN
RA MẮT NỀN TẢNG BÌNH DÂN HỌC VỤ SỐ
TỪ NGÀY 01/4/2025, THỰC HIỆN ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
NĂM 2024: NHIỀU CHIẾN LƯỢC, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ ĐI VÀO CUỘC SỐNG
CHỦ TRƯƠNG VỀ ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA
TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ KHẨN TRƯƠNG TIÊM PHÒNG VẮC XIN CHO ĐÀN VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

HÌNH ẢNH NỔI BẬT

VIDEO NỔI BẬT

Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai sơ kết 6 tháng đầu năm 2022
Kinh tế tập thể, hợp tác xã hợp tác liên kết phát triển

LIÊN KẾT

Cơ sở dữ liệu Kinh tế tập thể
Liên minh Hợp tác xã Đồng Nai
Liên Minh HTX Việt Nam
Tỉnh Đồng Nai
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai